QUY TRÌNH CHĂM SÓC NÁI ĐẺ & HEO CON THEO MẸ

I - QUY TRÌNH CHĂM SÓC NÁI ĐẺ 

Ngày đẻ

Tên thuốc & Vaccine

Liều dùng

Công dụng

1

INVEMOX 15% LA

1ml/10kg P

Điều trị viêm tử cung, viêm vú

MAXUVOL

2ml/ Nái

Giúp tử cung co bóp tống hết sản dịch ra ngoài. Tiêm 2ml cho nái sau khi đẻ xong và đã ra hết nhau thai

2

CALFOSTONIC

60gram/ Nái; dùng liên tục trong 7 ngày

Bổ sung muối khoáng,vitamin và acid amin. Giúp Nái tăng tiết sữa trong giai đoạn nuôi con và phục hồi nhanh sau khi đẻ

3

INVESMOX 15% LA

1ml/10kg P

Điều trị viêm tử cung, viêm vú

5

INVESMOX 15% LA

1ml/10kg P

Điều trị viêm tử cung, viêm vú

21

VACCINE PARVO

2ml/ Nái

Phòng bệnh khô thai và xảy thai truyền nhiễm

24

AD3E

3ml/ Nái

Vitamin A hàm lượng cao 500.000IU giúp nái tăng khả năng rụng trứng. Ngoài ra chống oxi hóa và cải thiện sinh sản

 [ Ngoài ra trong lúc đẻ và sau đẻ heo Nái thường bị sốt cao do viêm nhiễm . Ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm – hạ sốt sau đây:

 [ FLUNEX ( thành phần Flunixin – 1ml/22kg P )

 [ KETINK ( thành phần Ketoprofen – 1ml/33kg P )

C:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\hạ sốt 1.jpgC:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\hạ sốt 2.jpg

II - QUY TRÌNH CHĂM SÓC HEO CON THEO MẸ

Trước tiên chúng ta phải đảm bảo đã chuẩn bị tốt các công đoạn trước khi Nái đẻ như: chuẩn bị chuồng úm heo con, đèn úm, iodine sát trùng rốn, bột lăn…để giúp quá trình đỡ đẻ cho heo con được tốt hơn. Khi heo con sinh ra chúng ta dùng khăn sạch lau khô heo con hoặc có thể dùng bột lăn rắc trực tiếp lên heo con để bột lăn thấm hút hết sản dịch, sau đó ta tiến hành cắt rốn heo con

Chú ý khi cắt rốn heo con ta nên cắt cách cuốn rốn khoảng 5cm và dùng chỉ cố định lại để rốn không chảy máu sau đó dùng iod sát trùng. Tại thời điểm heo con được sinh ra ta chỉ nên cắt rốn cho heo con, không nên cắt đuôi -  bấm răng -  bấm tai heo con ở thời điểm này sẽ làm cho heo con bị đau- stress dẫn đến heo con bú sữa đầu gặp khó khăn

Một số trang trại heo hiện nay vẫn còn thói quen bấm răng cho heo con. Việc bấm răng cho heo con mục đích làm giảm tổn thương lên bầu vú heo mẹ. Nhưng khi chúng ta bấm răng cho heo con không đúng cách, làm cho răng bị chảy máu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Streptococcus xâm nhập và hiện tượng ta dễ bắt gặp nhất là heo con theo mẹ bị viêm khớp

Vậy ta bấm răng cho heo con khi nào?

Câu hỏi này sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi. Chúng tôi xin phép được chia sẽ về việc có cần thiết phải bấm răng cho heo con hay không và bấm răng cho heo con vào thời điểm nào là thích hợp?

 [ Thứ nhất chúng ta phải biết nguyên nhân heo con cắn  vú làm tổn thương bầu vú heo mẹ là do lượng sữa của heo mẹ ít không đủ cho heo con bú. Vậy để giải quyết vấn đề này thì ta cần bổ sung cho heo nái CALFOSTONIC để tăng tiết sữa và nhanh phục hồi sức sau đẻ

 [ Thứ hai ta không nên bấm răng cho heo con.Thay vào đó ta nên mài răng cho heo con lúc 3 ngày tuổi.Ưu điểm không gây chảy máu răng và ít làm cho heo con bị đau – stress

C:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\heo con đẹp 2.jpgC:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\viem_khop 1.jpg

Ngày tuổi

Tên thuốc & vaccine

Liều dùng

Công dụng

1

Energyn

2ml/con/ngày

Eneryn sẽ cung cấp acid béo chuỗi trung bình giúp heo con không bị còi cọc

2

3

Hierrodexina

2ml/con

Bổ sung sắt, cobalt và  B12 cho heo con theo mẹ

Espacox 5%

1ml/con

Phòng cầu trùng 1 liều duy nhất

Invemox 15% LA

0.3ml/con

Ngừa nhiễm trùng sau khi cắt đuôi và bấm thiến heo con

5

Complejo.B

0,3ml/con

Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho heo con

7

Vaccine Myco

1ml/con

Phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma

14

Vaccine PRRS

2ml/con

Phòng bệnh tai xanh

21

Vaccine PCV2

1ml/con

Phòng bệnh còi  cọc heo con sau cai sữa

Cai sữa

Betamint

100ml/100 L nước

Cho heo con uống liên tục trong 2 ngày. Giúp heo con không bị stress khi tách heo mẹ cai sữa, chuyển heo con từ chuồng đẻ sang chuồng cai sữa và xuất bán heo con

 

C:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\Energyn.jpg

C:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\espacox.jpg

C:\Users\Admin\Pictures\Veterinary\betamint.jpg